(Hasu app) Khổ đau và hạnh phúc luôn luôn song hành trong suốt hành trình một đời người. Bởi không có khổ đau sẽ không thể cảm nhận được hạnh phúc. . .
Hoa sen không thể mọc và tỏa hương trên đá quý hay kim cương. Sen chỉ nở và tỏa ngát trên bùn. Hạnh phúc và khổ đau cũng vậy, chúng nương vào nhau. Chúng ta không thể thấy được hạnh phúc ngọt ngào nếu chưa nếm trải vị cay đắng của khổ đau. Nếu chưa bao giờ vị đói, ta sẽ không biết trân quý món ăn. Nếu chưa bao giờ thấy chiến tranh, ta sẽ không thấy được giá trị lớn lao của hòa bình. Vì thế nếu có được những kinh nghiệm đau buồn là điều rất tốt, nhờ thế mà trên nền tảng ấy ta nhận diện được hạnh phúc.
>>> Chuyện tình tuổi hoàng hôn
Phần đông chúng ta, ai cũng có một khuynh hướng thâm sâu là tìm về khoái lạc và tránh khổ đau. Điều này có nguyên nhân sâu xa trong tàng thức của ra, phần này của tâm ta gọi là “Mạt na thức”. Mạt na thức không ý thức cái hiểm nguy của các sự hưởng thụ ấy. Như con cá đã được báo trước là hãy coi chừng những miếng mồi ngon vì vẫn không thể cưỡng được sự cuốn hút của miếng mồi ngon vì bên trong nó có thể có lưỡi câu móc họng. Nhưng nó vẫn không thể cưỡng được sự cuốn hút của miếng mồi ngon. Mạt na thức không thấy được cái lợi của bài học khổ đau. Chúng ta cũng nên chấp nhận khổ đau bởi vì khi ta đau, muốn vượt được khổ đau ấy ta phải tập hiểu sâu hơn vấn đề thì mới thương và chấp nhận được.
>>> Khoai lang có thể chữa bệnh? Có đúng như lời đồn
Nếu ta chánh niệm, nếu ta đủ can đảm để trở về với chính ta và ôm ấp nỗi khổ của chính ta thì ta sẽ học được nhiều lắm. Khuynh hướng thông thường là lẩn tránh nỗi khổ, niềm đau nhưng ta nên làm ngược lại. Nhận diện nó, nhìn sâu và tìm cách chuyển hóa nó. Nếu chỉ biết trốn chạy nỗi khổ, ta sẽ không có cơ hội chuyển hóa. Bởi thế cho nên Bụt dạy ta, trước hết là chấp nhận sự thật thứ nhất, sự thật là mình đang có khổ đau. Sau đó là nhìn sâu vào khổ đau để có thể tìm ra sự thật thứ hai là nguyên nhân đưa ta đến cái khổ đó. Đó là cách duy nhất để cho sự thật thứ ba, con đường hành trình để chuyển hóa khổ đau, đưa tới hạnh phúc có thể xuất hiện được. Vì thế ta nên nhấn mạnh đến vai trò của khổ đau. Nếu quá sợ khổ đau, chúng ta sẽ không có cơ hội khám phá những thành tựu ấy. Nếu biết áp dụng thực tập chánh niệm vào đời sống hàng ngày, chúng ta có thể tạo ra hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây. Năng lượng chánh niệm là suối nguồn của hạnh phúc nhưng năng lượng đó không thể mua được trong siêu thị mà chỉ có thể do chính bản thân ta tự chế tác ra.