Mất ngủ ở người già thực sự là một cơn ác mộng. Nếu ví cơ thể là một chiếc điện thoại thì giấc ngủ giống như là cục pin vậy, khi pin đầy, cơ thể mới đủ năng lượng để làm việc, sinh hoạt, nếu pin yếu, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi và uể oải. Vì sao người già lại hay mất ngủ và làm thế nào để khắc phục chứng bệnh này?
1. Mất ngủ ở người già do đâu?
1.1. Mất ngủ nguyên phát
Mất ngủ ở người già không do các bệnh lý khác hoặc do các nguyên nhân tâm thần thì gọi là rối loạn giấc ngủ nguyên phát. Mất ngủ nguyên phát là một dạng rối loạn riêng biệt, do nhiều nguyên nhân gây ra. Căng thẳng, lo âu kéo dài hoặc thay đổi lối sống, lối sinh hoạt cũng có thể kích hoạt chứng mất ngủ.
1.2. Mất ngủ thứ phát
Mất ngủ ở người già do các bệnh lý nội khoa và tác dụng phụ của thuốc khi điều trị bệnh là mất ngủ thứ phát. Các bệnh lý có thể gây ra mất ngủ cho người già bao gồm:
- Bệnh xương khớp mạn tính gây đau nhức, khó chịu.
- Bệnh viêm phế quản mạn tính, ho kéo dài, hen suyễn.
- Bệnh về đường tiêu hóa như: đầy bụng khó tiêu, đau dạ dày, viêm đại tràng.
- Tiểu đường, tiểu về đêm.
- Bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson cũng có thể gây ra mất ngủ.
Khi mắc các bệnh mạn tính, người già cẩn phải điều trị bằng thuốc, gây ra tác dụng phụ là mất ngủ. Cụ thể:
- Thuốc điều trị hen suyễn như: adrenergic, theophylin…
- Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng như: Zantac, Tagamet.
- Thuốc điều trị Parkinson như: levodopa.
- Thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc dị ứng, thuốc cảm cúm…
1.3. Mất ngủ do các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên, mất ngủ ở người già còn do các nguyên nhân khác gây ra như:
- Yếu tố môi trường: quá ồn, quá sáng, nhiệt độ không thích hợp (quá lạnh hoặc nóng bức), sống ở độ cao thiếu oxy…
- Yếu tố gia đình: nếu trong nhà có người nhà mắc chứng mất ngủ thì khả năng bị mất ngủ cũng khá cao.
- Thói quen xấu: dùng chất kích thích, không có thói quen ngủ khoa học (ngủ muộn, dậy muộn…).
2. Mất ngủ ở người già gây ra những tác động xấu như thế nào?
Như ở trên đã nói, giấc ngủ như việc sạc pin giúp cơ thể con người nói chung, người già nói riêng tràn đầy năng lượng, khỏe mạnh, vui tươi. Việc không ngủ đủ giấc, ngủ không ngon, mất ngủ kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe như:
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.
- Chức năng hệ thống miễn dịch yếu đi
- Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính, chẳng hạn như: huyết áp cao, bệnh tim và bệnh tiểu đường.
- Trí tuệ sa sút.
- Tăng nguy cơ mắc chứng thừa cân hoặc béo phì.
- Hay gặp phải chứng đau đầu, chóng mặt.
- Dễ bực tức, cáu gắt.
- Chất lượng cuộc sống giảm sút do luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải…
3. Cách khắc phục chứng mất ngủ ở người già
Có nhiều cách để điều trị chứng mất ngủ ở người già, có cả dùng thuốc và không dùng thuốc. Nhưng trước khi thăm khám bác sĩ và điều trị bằng thuốc (vốn sẽ để lại tác dụng phụ), người già và người thân có thể thử các biện pháp sau nhé.
> Tham khảo: Sau nhiều năm mất ngủ, tôi đã tìm lại được giấc ngủ ngon
3.1. Liệu pháp hành vi
- Tạo thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ.
- Kỹ thuật thư giãn giúp kiểm soát hơi thở, nhịp tim, cơ bắp và tâm trạng.
- Liệu pháp nhận thức liên quan đến việc thay thế những lo lắng về việc không ngủ với những suy nghĩ tích cực.
- Hạn chế thời gian ở trên giường, chỉ lên giường khi đến giờ đi ngủ, điều này giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
3.2. Chữa mất ngủ không dùng thuốc
- Gạt bỏ những lo âu, muộn phiền trước khi ngủ.
- Luyện tập bằng các phương pháp như: thiền, yoga, tập hít thở, bấm huyệt, vật lý trị liệu, dưỡng sinh.
- Tập thể thao nhẹ nhàng vào ban ngày.
3.3. Khắc phục chứng mất ngủ bằng cách ăn uống phù hợp
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bữa ăn cần đảm bảo đủ 4 chất thiết yếu: đạm (thịt, cá…), tinh bột (cơm, bánh mỳ…), chất béo (từ dầu thực vật), vitamin và khoáng chất (rau củ, trái cây) …
- Nên ăn tối cách 4-5 tiếng trước khi ngủ, không nên ăn quá no, nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa chứa nhiều vitamin.
- Không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích trước khi đi ngủ.
> Tham khảo: Những thực phẩm tốt nhất cho người ngoài 50 tuổi
Khắc phục chứng mất ngủ ở người già không dễ nhưng không phải là không có cách và khó thực hiện. Chỉ cần bạn kiên trì thực hiện từng bước một. Chúc bạn sớm tìm lại được giấc ngủ ngon và sống thật khỏe mạnh, vui tươi.