[Hasuapp.vn] Vì nhiều lý do mà lâu nay vấn đề tâm lý không được nhiều người quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, chúng ta không quan tâm không có nghĩa là nó không tồn tại. Thời gian gần đây, bệnh trầm cảm trở thành căn bệnh được nhắc đến rất nhiều. Trầm cảm ở tuổi thanh thiếu niên, trầm cảm ở phụ nữ sau sinh, trầm cảm tuổi trung niên, trầm cảm tuổi già… “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, đã là bệnh thì đều có cách phòng tránh và chữa trị.
1. Bệnh trầm cảm là gì?
Định nghĩa về bệnh trầm cảm:
Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học, đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do một yếu tố tâm lý nào đó tạo thành những biến đổi bất thường trong suy, hành vi, tác phong.
2. Bệnh trầm cảm xuất hiện ở những đối tượng nào?
Bệnh trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi, ngành nghề, môi trường, văn hóa. Thậm chí, có nghiên cứu thống kê rằng có đến 80% dân số mắc dấu hiệu trầm cảm trong một giai đoạn nào đó.
Dù vậy, bệnh này xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới, với tỉ lệ 2 nữ 1 nam và gặp nhiều ở độ tuổi trưởng thành.
Tình trạng đáng lo ngại là tỉ lệ người mắc bệnh trầm cảm ngày càng tăng. Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 850.000 người chết vì tự sát do tử vong. Bệnh trầm cảm thực sự là một căn bệnh của nhân loại, một “sát thẻ” âm thầm trong bóng tối.
> Xem thêm: Những triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người già
3. Các dạng và mức độ của bệnh trầm cảm
Trầm cảm có nhiều dạng như:
- Trầm cảm sau chia tay
- Trầm cảm do mang thai
- Trầm cảm sau sinh
- Trầm cảm theo mùa
- Trầm cảm do stress…
Bệnh trầm cảm được chia thành 3 mức độ, mức nguy hiểm cũng tăng theo mức độ, bao gồm:
- Trầm cảm nhẹ
- Trầm cảm vừa
- Trầm cảm nặng
4. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm
Nguyên nhân gây ra bệnh này ở mỗi người có thể khác nhau. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cũng đã tổng hợp lại được những yếu tố gây ra và khiến bệnh trầm cảm phát triển. Bao gồm:
- Yếu tố di truyền: nếu bạn sinh ra trong gia đình có người mắc trầm cảm thì khả năng bạn mắc cũng cao hơn.
- Trầm cảm do áp lực, căng thẳng kéo dài.
- Gặp phải những biến cố quá lớn: phá sản, mất đi người thân…
- Mắc phải những căn bệnh nghiêm trọng như: ung thư, tim mạch, Alzheimer, HIV/AIDS…
- Do đặc điểm tính cách: thuộc tuýp người bi quan, hay lo âu, tự ti…
- Thường xuyên lợi dụng rượu, nicotin, ma túy…
- Phụ nữ sau sinh có tâm trạng bất ổn.
- Áp lực học hành, thi cử, kỳ vọng quá cao từ gia đình, nhà trường…
- Do sử dụng một số loại thuốc huyết áp cao, thuốc ngủ…
- Những chấn thương tâm lý từ thời thơ ấu: bạo lực gia đình, gia đình tan vỡ, bị lạm dụng…
- Ngoài ra, có những người mắc bệnh trầm cảm nhưng không thể tìm ra nguyên nhân.
5. Những dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm
Một người được chẩn đoán là mắc bệnh trầm cảm khi có 5 hoặc nhiều hơn các triệu chứng dưới đây:
- Gần như mỗi ngày đều cảm thấy buồn bã, trống rỗng hoặc rơi nước mắt.
- Ít hoặc không tìm thấy niềm vui, hứng thú trong mọi hoạt động trong ngày.
- Giảm cân dù không ăn kiêng, không cảm thấy ngon miệng.
- Tăng cân không kiểm soát và cảm thấy ngon miệng mà không rõ lý do.
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Luôn cảm thấy bồn chồn, chán nản, làm mọi việc đều chậm chạp.
- Gần như mỗi ngày đều cảm thấy bản thân vô dụng hoặc cảm thấy tội lỗi.
- Thường xuyên nghĩ đến cái chết, đến việc tự tử, thậm chí cố gắng tự tử.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, giảm tập trung, mất năng lượng.
- Cảm thấy lo lắng vô lý, ám ảnh bệnh tật, dễ nổi cáu, ngại giao tiếp…
- Dấu hiệu hình thức: ăn mặc lôi thôi, lười vệ sinh thân thể, giọng điệu uể oải…
- Thường xuyên cảm thấy đau đầu, mỏi vai gáy, trống ngực đập dồn dập, hồi hộp…
==> Tham khảo:
6. Hậu quả mà bệnh trầm cảm mang lại
Tùy theo mức độ của bệnh ở mỗi bệnh nhân mà bệnh trầm cảm có thể gây ra các hậu quả khác nhau. Dưới đây là các hậu quả nghiêm trọng nhất mà bệnh mang lại.
6.1. Khả năng tập trung tinh thần kém
Khi mắc bệnh trầm cảm, khả năng tập trung của người bệnh sẽ giảm sút, dễ quên, thậm chí mất trí nhớ hoặc mắc Alzheimer giai đoạn sớm. Từ đó mà chất lượng cuộc sống: học tập, công việc, sinh hoạt giảm sút.
6.2. Thường xuyên đau đầu và mất ngủ
Khi mắc bệnh, người bệnh có thể bị đau nửa đầu dữ dội trong thời gian dài dẫn tới mất ngủ, sức khỏe giảm sút.
6.3. Suy giảm ham muốn tình dục
Trầm cảm kéo dài khiến cho người bệnh giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí đến hạnh phúc gia đình.
6.4. Các mối quan hệ xã hội bị thu hẹp
Người mắc bệnh trầm cảm thường mất hứng thú với mọi thứ, ngại giao tiếp với mọi người, thích một mình. Những điều này khiến họ tự cô lập mình, làm mất đi các mối quan hệ tốt đẹp trước đó.
6.5. Nguy cơ với bệnh tim
Tâm lý chán nản vì trầm cảm khiến cho cơ tim bị thiếu oxy nên dễ co thắt, gây đau đớn, viêm cơ tim. Trầm cảm cũng làm cho những vấn đề tim mạch có sẵn trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí, có trường hợp còn dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
6.6. Nguy cơ với ung thư
Căn bệnh này có thể tác động xấu đến hệ miễn dịch khiến cho các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn, làm bệnh ung thư trở nên trầm trọng hơn.
6.7. Lạm dụng chất gây nghiện
Loại bệnh này khiến cho tâm trạng trở nên u uất, chán nản, tuyệt vọng, do đó, nhiều người đã tìm đến chất kích thích. Thuốc lá, rượu bia, ma túy… có thể khiến cho người bệnh cảm thấy hưng phấn, thoải mái hơn nên dễ khiến họ lạm dụng.
6.8. Nguy cơ tự sát, tự làm hại bản thân
Đây chính là nguy cơ lớn nhất, nguy hiểm nhất của người mắc bệnh trầm cảm. Tâm trạng u uất, bi quan, mất hứng thú với cuộc sống kéo dài khiến họ có thôi thúc tìm cách tự sát để giải thoát. Thậm chí, có trường hợp tìm cách làm hại người khác do những suy nghĩ tiêu cực của bản thân. Nhẹ hơn là khuynh hướng tự làm đau bản thân.
Không dừng lại ở 8 nguy cơ, căn bệnh này còn gây ra rất nhiều hệ lụy đối với bản thân người bệnh, gia đình và toàn xã hội. Điều trị bệnh trầm cảm không thể vội vàng, cần có sự kiên trì, quan tâm của bác sĩ, gia đình, xã hội và ý chí, nghị lực của chính người bệnh.